Blogs Tech

FPT Cloud Portal cập nhật nhiều tính năng mới hỗ trợ trải nghiệm người dùng

15:29 26/04/2024
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng, FPT Cloud chính thức cập nhật nhiều tính năng mới trên giao diện của FPT Cloud Portal. Người dùng có thể dễ dàng quản lý tài nguyên thông qua tính năng Tagging; quản lý GPU với Console Portal và setup các thành phần của hệ thống qua Cloud-init. Các tính năng mới bao gồm:  1. Tagging  Tag (thẻ) hỗ trợ người dùng quản lý, xác định, sắp xếp, tìm kiếm và lọc các tài nguyên. Người dùng có thể tạo thẻ để phân loại các tài nguyên (resource) theo những nhu cầu riêng biệt như theo mục đích, theo chủ sở hữu, theo môi trường phát triển ứng dụng hoặc các tiêu chí khác.  Ở menu chọn Tagging, chọn Create tag: Nhập các thông tin về Key, Value và Color:  Lưu ý: Người dùng được phép tạo tối đa 50 thẻ để gắn vào các tài nguyên tương ứng. Mỗi tài nguyên chỉ có thể gắn tối đa 50 thẻ khác nhau.  Thẻ sau khi được khởi tạo thành công sẽ hiển thị tại trang Tagging:  2. Quản lý GPU với Console Portal Thêm GPU vào instance trên Instance management:   Tại màn hình Instance management, lựa chọn máy ảo cần thêm GPU:  Chọn GPU type để add vào instance. Hệ thống sẽ hiển thị danh sách GPU type phù hợp để người dùng có thể chọn:  Thông tin sẽ được cập nhật tại màn hình danh sách Instance Management và thông tin trong trang chi tiết của Instances:  Gỡ bỏ GPU khỏi instance trên Instance management:   Tại màn hình Instance management, lựa chọn máy ảo cần gỡ GPU:   Chọn resource type:   Hệ thống sẽ gỡ GPU và chuyển instance thành resource type đã chọn. Thông tin về cấu hình mới sẽ được hiển thị tại màn hình Instance management.  Lưu ý: Người dùng cần Power off máy ảo trước khi thêm hoặc gỡ bỏ GPU (trạng thái “Stopped”). Với các máy đang ở trạng thái khác như “Running”, “Pending”... tính năng sẽ bị disable. 3. Cloud-init Cloud-init là một công cụ được sử dụng để thực hiện các thiết lập ban đầu đối với các máy ảo. Khi máy ảo khởi động, cloud-init sẽ đọc các metadata được cung cấp từ cloud, và khởi tạo hệ thống dựa trên chúng.   Cloud-init thường được dùng với mục đích setup network, storage, SSH keys, và nhiều phần khác của hệ thống.   Giao diện Create Instance nơi chứa cloud-init script:  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về các dịch vụ của FPT Cloud. Hotline: 1900 638 399  Email: [email protected]  Support: m.me/fptsmartcloud 

FPT Smart Cloud cam kết phát triển bền vững với Green Cloud

11:19 26/04/2024
Đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số bền vững, FPT Smart Cloud hợp tác triển khai giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro cho toàn bộ hệ sinh thái hơn 80 sản phẩm dịch vụ, đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp trong mục tiêu Net-Zero 2050. Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), thế giới cần giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (zero) trước năm 2050 để kiểm soát nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 1.5°C, tránh các thảm họa tàn khốc. Cam kết đồng hành cùng chính phủ hiện thực mục tiêu Net-Zero 2050, Tập đoàn FPT đã có những chiến lược thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ "Made by FPT" đạt tiêu chuẩn chuyển đổi xanh. "Phát triển bền vững là một trong 5 Mega Trends của thế giới. Việc chuyển đổi không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất", theo ông Phương Trầm, Cố vấn trưởng Chuyển đổi số Tập đoàn FPT. Sở hữu hệ sinh thái giải pháp công nghệ hiện phục vụ hàng chục triệu người dùng trên toàn cầu, đại diện FPT Smart Cloud (thuộc Tập đoàn FPT) nhận định "chuyển đổi xanh" cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững, giúp giảm nhu cầu năng lượng, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Ông Lê Hồng Việt, CEO FPT Smart Cloud cho biết: "Việc triển khai thực hiện hệ thống giám sát, kiểm kê và hoạch định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính là bước tiến quan trọng giúp chúng tôi tiên phong hiện thực hóa mục tiêu Green Cloud, đảm bảo các sản phẩm của FPT Cloud sẽ được thống kê mức phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14064-1, IPCC 2019 và GHG Protocol. FPT Smart Cloud cam kết song hành cùng đối tác, khách hàng, tận dụng sức mạnh công nghệ để phát triển bền vững, nhân rộng các dự án chuyển đổi xanh tại Việt Nam". Theo đó, FPT Smart Cloud ký kết triển khai giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro do FPT IS phát triển, cam kết minh bạch báo cáo phát thải với quy mô trên tất cả các chi nhánh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro sẽ được FPT Smart Cloud áp dụng xuyên suốt các quy trình vận hành của tổ chức, nhằm chủ động kiểm kê và thực thi chiến lược giảm phát thải nhà kính. Giải pháp giúp thu thập, hệ thống hóa, tự động tính toán số liệu kiểm kê khí nhà kính với thông tin tương ứng từng lĩnh vực hoạt động; xác định nguồn cùng hệ số phát thải đảm bảo tiêu chuẩn toàn cầu; hỗ trợ hoạch định chiến lược, mục tiêu giảm phát thải cho từng đơn vị, địa điểm. Đồng thời, hợp tác giữa FPT Smart Cloud và FPT IS mang lại lợi ích trực tiếp cho các đối tác và khách hàng của hai bên. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nền tảng FPT Cloud, FPT.AI cũng có thể kiểm soát được mức phát thải để phát triển bền vững, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai, đóng góp vào mục tiêu chung của Chính phủ và hướng tới trở thành các tổ chức bền vững.

Những tính năng mới cập nhật trong FPT Container Registry Version 1.2

11:20 16/04/2024
FPT Container Registry là dịch vụ máy chủ cung cấp tài nguyên lưu trữ các container image. Người dùng có thể đơn giản hóa và thống nhất quản lý toàn bộ vòng đời của sản phẩm, bao gồm lưu trữ, bảo mật, tạo bản sao, quản trị.., và có thể tích hợp với các công cụ DevOps, CI/CDs, Kubernetes Engine, các Virtual Machines. Trong phiên bản cập nhật FPT Container Registry V1.2, dịch vụ đã được bổ sung và hoàn thiện một số tính năng bao gồm: Cho phép khách hàng quản lý và cấu hình Tag Retention Rule Cho phép khách hàng tạo và quản lý Robot Account Tích hợp Quota trên Portal Cho phép khách hàng Scan Images thông qua Portal Quản lý và cấu hình Tag Retention Rule User có thể thực hiện thêm mới và cấu hình Tag Retention Rule: Hệ thống cho phép người dùng tạo mới một Tag Retention Rule Hệ thống cho phép người dùng cập nhật một Tag Retention Rule Hệ thống cho phép người dùng enable/ disable/ xóa một Tag Retention Rule Hệ thống cho phép người dùng cấu hình lập lịch chạy và quản lý Tag Retention Rule Quản lý Robot Account Người dùng có thể tạo và quản lý Robot Account thông qua giao diện Portal Hệ thống cho phép người dùng tạo mới một Robot Account: Xem danh sách các Robot Account: Sau khi tạo mới một Robot Account, hệ thống cho phép người dùng cập nhật Robot Account: Thực hiện disable một Robot Account Enable Robot Account đã disable Xoá một Robot Account không sử dụng Refresh Secret cho Robot Account Quản lý Quota Người dùng có thể xem thông tin chi tiết Quota thông qua Portal và thực hiện nâng cấp gói dịch vụ khi có Quota: Thông tin chi tiết quota trên Portal: Upgrade gói dịch vụ khi có Quota: Hỗ trợ khách hàng Scan Images Người dùng có thể thực hiện scan images đã push lên FPT Container Registry thông qua giao diện Portal Scan images: Thực hiện stop scan khi không muốn tiếp tục scan images: Xem chi tiết kết quả scan thông qua giao diện Portal:

Top 5 dịch vụ lưu trữ đám mây tiềm năng trong năm 2024

10:59 16/04/2024
Dịch vụ lưu trữ đám mây là một trong những dịch vụ được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì tính tiện dụng và khả năng truy cập nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây FPT Smart Cloud sẽ giới thiệu top 5 dịch vụ lưu trữ đám mây tiềm năng nhất trong năm 2023.  1. Dịch vụ lưu trữ đám mây là gì? Lưu trữ đám mây là dịch vụ cho phép người dùng lưu trữ, quản lý, chia sẻ dữ liệu (tệp tin, hình ảnh, video…) nhanh chóng và tiện dụng. Người dùng chỉ cần kết nối Internet là có thể truy cập và sử dụng dữ liệu mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị web online, máy tính hoặc điện thoại.  Ứng dụng lưu trữ đám mây có nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm: Bộ nhớ khổng lồ có thể mở rộng dễ dàng bằng cách trả phí.  Khả năng sao lưu tối ưu và thuận tiện trong việc khôi phục dữ liệu.  Hầu hết các ứng dụng đám mây đều cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí cho nhiều nền tảng khác nhau. Hỗ trợ người dùng truy cập kho lưu trữ từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào chỉ cần có kết nối internet. [caption id="attachment_3336" align="aligncenter" width="800"] Người dùng truy cập và sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây nhanh chóng[/caption] 2. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây? Các dịch vụ lưu trữ đám mây hiện nay đóng vai trò quan trọng đối doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp khai thác triệt để lưu trữ đám mây trong xử lý công việc và dữ liệu.  2.1 Sao lưu và phục hồi dữ liệu Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu luôn được bảo mật và có thể khôi phục lại khi cần. Sử dụng lưu trữ đám mây là cách làm hiệu quả giúp sao lưu và phục hồi dữ liệu an toàn nhất.  Thông thường, các dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ tự động sao lưu dữ liệu cho người dùng, giúp đảm bảo rằng dữ liệu của họ luôn được an toàn. Nếu xảy ra sự cố, người dùng có thể phục hồi dữ liệu của mình từ các bản sao lưu này một cách nhanh chóng và dễ dàng.  [caption id="attachment_3337" align="aligncenter" width="800"] Lưu trữ đám mây giúp sao lưu và phục hồi dữ liệu an toàn nhất[/caption] 2.2 Kiểm thử, phát triển phần mềm Hầu hết các công ty phát triển phần mềm đều cần đến sự hỗ trợ của dịch vụ lưu trữ đám mây. Bởi quá trình kiểm thử luôn đòi hỏi một môi trường tách biệt và độc lập. Khi sử dụng đám mây cho mục đích này, người dùng có thể tạo ra một môi trường thử nghiệm và phát triển ứng dụng mà không cần phải đầu tư vào phần cứng và cơ sở hạ tầng. Điều này giúp giảm thiểu chi phí và tăng tính linh hoạt cho quá trình phát triển. Người dùng có thể tăng hoặc giảm quy mô của môi trường thử nghiệm một cách dễ dàng tùy thuộc vào nhu cầu của dự án. [caption id="attachment_3338" align="aligncenter" width="800"] Ứng dụng lưu trữ đám mây tạo môi trường kiểm thử độc lập và tách biệt[/caption] 2.3 Di chuyển thông tin dữ liệu lên đám mây Hằng ngày, doanh nghiệp phải quản lý và sao lưu một lượng thông tin khổng lồ. Tuy nhiên, việc di chuyển thông tin lên đám mây và ngược lại thường rất mất thời gian và không có tính bảo mật. Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết để di chuyển dữ liệu. Ngoài ra, các dịch vụ lưu trữ đám mây thường cung cấp công cụ, giao diện dễ sử dụng để di chuyển dữ liệu, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, chọn lọc và di chuyển các tệp tin một cách hiệu quả. 2.4 Kho lưu trữ lượng lớn dữ liệu Doanh nghiệp ngày càng phát triển, lượng dữ liệu lưu trữ càng khổng lồ. Lúc này, vấn đề được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu và làm sao lưu trữ và quản lý hiệu quả siêu dữ liệu này. Lưu trữ đám mây chính là hồ chứa lớn nhất, an toàn nhất giúp nhà quản trị giải quyết nhanh siêu dữ liệu này.  Bên cạnh đó, các dịch vụ lưu trữ đám mây cũng cung cấp các công cụ và nền tảng để phân tích dữ liệu, cho phép người dùng truy xuất và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xử lý và phân tích dữ liệu lớn. [caption id="attachment_3339" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ lưu trữ đám mây là hồ chứa dữ liệu an toàn nhất[/caption] 3 Top 5 dịch vụ lưu trữ đám mây tiềm năng Dịch vụ lưu trữ đám mây hiện đang ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ vào khả năng lưu trữ, quản lý, chia sẻ và sao lưu dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 5 dịch vụ lưu trữ đám mây tiềm năng nhất. 3.1 OneDrive  Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft là gì là câu hỏi của nhiều bạn. Theo đó, dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft, hay còn được gọi là OneDrive. Phần mềm này được sử dụng rộng rãi và có phần vượt trội hơn so với nhiều dịch vụ lưu trữ khác.  OneDrive được tích hợp sẵn trên các thiết bị máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng phần mềm này mà không gặp phải bất cứ rào cản nào. Ngoài ra, OneDrive còn cho phép truy cập và đồng bộ hóa dữ liệu trên điện thoại thông qua các ứng dụng có sẵn trong hệ điều hành Android và iOS.  Dưới đây là một số đặc điểm lưu trữ dữ liệu trên OneDrive: Miễn phí dung lượng lưu trữ dữ liệu lên đến 15GB. Là phần mềm có tính bảo mật cao nhất, đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin người dùng.  Cho phép người dùng truy cập ngoại tuyến đối với các tệp dữ liệu được lưu trữ. Chia sẻ dữ liệu (ảnh, video, tệp…) đơn giản và nhanh chóng. Tính năng gắn thẻ tự động hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin hiệu quả hơn.  Cung cấp môi trường cộng tác chuyên nghiệp, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng.  [caption id="attachment_3340" align="aligncenter" width="800"] OneDrive là dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay[/caption] 3.2 Google Drive Google Drive được phát triển bởi Google, được đánh giá là một trong những phần mềm lưu trữ tốt nhất hiện nay. Google Drive hỗ trợ tối đa việc truy cập, sao lưu và chia sẻ thông tin giữa những người dùng với nhau.  Dưới đây là một số đặc điểm lưu trữ dữ liệu trên Google Drive: Là phần mềm miễn phí lên đến 15GB lưu trữ. Hỗ trợ truy cập và sử dụng dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối Internet. Chỉnh sửa, chia sẻ tệp tin nhanh chóng, chính xác. Google Drive tích hợp nhiều công cụ khác nhau, hỗ trợ người dùng lưu trữ và xử lý hiệu quả.  [caption id="attachment_3341" align="aligncenter" width="800"] Google Drive được dùng rất phổ biến hiện nay[/caption] 3.3 Box Tuy độ phủ sóng của Box không cao nhưng phần mềm này được đánh giá rất tiềm năng. Bởi vì với Box, người dùng có thể dễ dàng sao lưu và đồng bộ dữ liệu hiệu quả.  Dưới đây là một số đặc điểm lưu trữ dữ liệu trên Box: Miễn phí 10GB bộ nhớ lưu trữ. Cho phép người dùng truy cập ngoại tuyến với dữ liệu đã được tải lên.  Chia sẻ tệp, tài liệu, thông tin… dễ dàng, nhanh chóng. [caption id="attachment_3342" align="aligncenter" width="800"] Box cung cấp không gian lưu trữ cho người dùng[/caption] 3.4 Dropbox Dropbox được xem là một trong những ứng dụng cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đáng sử dụng nhất vì giao diện đơn giản và sắp xếp thuận tiện cho người dùng. Dropbox cung cấp không gian lưu trữ lớn và hỗ trợ tính năng tự động sao lưu thông tin nếu được thiết lập trước.  Dưới đây là một số đặc điểm lưu trữ dữ liệu trên Dropbox.com: Miễn phí lên đến 2GB lưu trữ. Cho phép truy cập và sử dụng tài khoản Dropbox mà không cần phải có Internet. Cho phép người dùng đồng bộ hóa thư mục, tài liệu trên máy tính với Dropbox.  [caption id="attachment_3343" align="aligncenter" width="800"] Dropbox đồng bộ dữ liệu của người dùng trên tất cả các thiết bị[/caption] 3.5 Mega Mega tuy còn khá xa lạ với nhiều người nhưng được xếp vào nhóm các dịch vụ lưu trữ đám mây tiềm năng nhất 2023 này. Mega không chỉ có không gian lưu trữ lớn mà còn là ứng dụng tự động sao lưu dữ liệu linh hoạt. Do đó, Mega đã trở thành một trong những ứng dụng lưu trữ đáng sử dụng nhất hiện nay.  Dưới đây là một số đặc điểm lưu trữ dữ liệu trên Mega: Miễn phí lưu trữ dữ liệu lên tới 50GB.  Khả năng tự động sao lưu, quản lý dữ liệu linh hoạt và tiện dụng.  Người dùng có thể truy cập vào các tệp tin và thư mục được lưu trữ mà không cần có kết nối Internet.  Tính bảo mật dữ liệu cao với 2 lớp xác minh, đảm bảo an toàn tuyệt đối thông tin người dùng.  [caption id="attachment_3344" align="aligncenter" width="800"] Mega - ứng dụng lưu trữ dữ liệu an toàn tuyệt đối[/caption] 4. FPT Cloud - Chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây Với những ưu điểm vượt trội về tính năng lưu trữ và khả năng bảo mật, dịch vụ lưu trữ đám mây FPT Cloud để lưu trữ dữ liệu. Với các ưu thế như sử dụng không giới hạn, tiết kiệm chi phí và quản lý dễ dàng, Object Storage, Cloud Sever của FPT Cloud cũng đang dần được người dùng ưa chuộng.  FPT Cloud cung cấp gói Cloud Sever với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu và quy mô nhân sự của mọi doanh nghiệp.  Hỗ trợ thanh toán linh hoạt theo tháng hoặc năm với nhiều phương thức thanh toán khác nhau.  FPT Cloud hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân sự biết, hiểu và sử dụng thành thạo các công cụ trong hệ sinh thái. Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ lưu trữ đám mây lớn nhất hiện nay. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về các dịch vụ của FPT Cloud. Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Lợi ích của Điện toán đám mây trong Thương mại điện tử và Bán lẻ

10:32 16/04/2024
Theo thống kê, kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á đã tăng thêm khoảng 70 triệu người. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Thương mại điện tử đã góp làm thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng, cùng với đó, việc cập nhật và ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh trực tuyến, tối ưu hóa cách vận hành của doanh nghiệp cũng tăng lên. Ứng dụng công nghệ điện toám đám mây sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích đáng kể như tiết kiệm chi phí, cải thiện khả năng mở rộng và nâng cao tính linh hoạt, từ đó nâng cao trải nghiệm và thu hút khách hàng.  Đám mây là gì? “Đám mây” đề cập đến việc cung cấp các dịch vụ điện toán - bao gồm các máy chủ, lưu trữ, databases, mạng, phần mềm... qua Internet nhằm mang lại khả năng tăng tốc đổi mới, linh hoạt tài nguyên và tính kinh tế theo quy mô. 5 lợi ích của Điện toán đám mây trong Thương mại điện tử và Bán lẻ Cải thiện khả năng mở rộng Một trong những lợi ích chính của việc sử dụng dịch vụ đám mây cho các doanh nghiệp thương mại điện tử đó là khả năng mở rộng. Đối với các công ty thương mại điện tử, dịch vụ đám mây cung cấp các giải pháp linh hoạt và có khả năng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vì mua và quản lý cơ sở hạ tầng vật lý để lưu trữ và quản lý dữ liệu, đám mây cho phép các doanh nghiệp tăng hoặc giảm quy mô tài nguyên một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này đặc biệt có lợi nhằm thích ứng với những thay đổi theo mùa, chẳng hạn như việc gia tăng lưu lượng truy cập website và doanh số bán hàng vào dịp Black Friday hay những ngày lễ. Do đó, các dịch vụ đám mây không những tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí mà còn cho phép các doanh nghiệp thương mại điện tử thích nghi nhanh chóng với những thay đổi và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cung cấp dữ liệu với độ tin cậy cao hơn Kho dữ liệu trên đám mây có thể mang lại độ tin cậy cao hơn do được sao lưu trên các trung tâm phân bổ theo địa lý và được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có chuyên môn về quản lý và bảo mật dữ liệu. Việc sử dụng công nghệ như Load Balancing và Auto Scaling nhằm phân phối lưu lượng truy cập trên nhiều máy chủ và tự động điều chỉnh tài nguyên, giúp doanh nghiệp đáp ứng những thay đổi. Ngoài ra, các nhà cung cấp đám mây còn cung cấp giải pháp khắc phục thảm họa và duy trì kinh doanh liên tục, giúp các công ty thương mại điện tử đảm bảo duy trì hoạt động kể cả trong trường hợp xảy ra sự cố. Việc này đảm bảo rằng website thương mại điện tử của doanh nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngay cả khi lượng truy cập cao hay có sự cố tại một trung tâm dữ liệu cụ thể. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng Khách hàng ngày nay mong đợi những trải nghiệm được cá nhân hóa - một trải nghiệm đặc biệt, liền mạch sẽ xây dựng được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó duy trì lượng khách hàng trung thành. Đám mây hợp nhất tất cả các dữ liệu của doanh nghiệp về một vị trí trung tâm, nghĩa là dữ liệu về cách khách hàng tương tác với website có thể dễ dàng truy cập và sử dụng. Dữ liệu được lưu trữ trên đám mây cho phép AI và ML cung cấp cho khách hàng chính xác những sản phẩm và trải nghiệm mà họ đang tìm kiếm trên website của doanh nghiệp. Mang tính bảo mật cao Dịch vụ đám mây thường có các biện pháp sao lưu và bảo mật cao tránh trường hợp bị mất hay bị truy cập trái phép dữ liệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể bảo vệ toàn diện hệ thống khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong, dễ dàng chủ động kiểm soát toàn diện và đối phó kịp thời khi có tấn công mạng. Giảm thiểu chi phí Một lợi ích khác của dịch vụ điện toán đám mây đó là tiết kiệm chi phí. Các doanh nghiệp có thể giảm chi phí IT và giảm thiểu chi phí đầu tư phần cứng hay phần mềm đắt tiền. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng nên doanh nghiệp chỉ cần chi trả cho những gì mà họ sử dụng. Hơn nữa, điện toán đám mây cũng sẽ giảm thiểu nhu cầu về nhân sự IT vì nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm nhiệm việc quản lý và bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Điện toán đám mây - Xu hướng định hình tương lai Công nghệ đám mây là nền tảng giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử đổi mới sáng tạo cũng như chạy đua với các đối thủ cạnh tranh. Với việc truy cập và sử dụng tài nguyên điện toán, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể triển khai công nghệ và dịch vụ mới một cách nhanh chóng và dễ dàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao dịch vụ và đáp ứng nhu cầu, trải nghiệm của khách hàng. Trên đây là những thông tin và lợi ích mà dịch vụ Điện toán đám mây mang lại. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích dành cho các doanh nghiệp đang quan tâm đến dịch vụ này. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399 Nguồn: https://aimconsulting.com/insights/cloud-computing-ecommerce-retail-benefits-platforms/

3 bước xây dựng bảo mật đám mây mạnh mẽ cho doanh nghiệp

10:32 16/04/2024
Theo thống kê, trong ba tháng đầu năm 2024, số lượng sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam lên đến 2.323 cuộc. Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị tấn công mạng, gây gián đoạn hệ thống, thiệt hại nặng về vật chất, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia. Xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là mã hóa tống tiền (ransomware) tại Việt Nam đang tăng cao, việc phải bảo đảm tính an toàn của thông tin và dữ liệu là vô cùng cấp thiết. Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng về việc sử dụng dịch vụ điện toán đám mây sẽ mặc nhiên được đảm bảo an ninh dữ liệu tuyệt đối, tuy nhiên, vẫn có thể ẩn chứa rủi ro rò rỉ và bị tấn công. Do đó, các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây cần thực hiện và triển khai các biện pháp phòng ngừa mối đe dọa an ninh mạng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp 3 bước thiết yếu nhằm đảm bảo mức độ cơ bản của an ninh mạng trên nền tảng điện toán đám mây.   1. Thực hiện các biện pháp đầu tư và kiểm tra Tiến hành kiểm tra an ninh mạng định kỳ để xác định các điểm yếu và lỗ hổng bảo mật, bao gồm nhận dạng thiết bị và nền tảng, xem xét các chính sách bảo mật, kiến ​​trúc bảo mật và cấu hình tường lửa. Bắt đầu từ việc đánh giá rủi ro và tiếp tục thử nghiệm thâm nhập.  Đầu tư vào an ninh mạng bằng cách thành lập nhóm quản lý rủi ro nhằm xem xét các biện pháp bảo mật hiện có và phát triển các chiến lược quản lý rủi ro phù hợp cho doanh nghiệp.  Tạo chiến lược bảo mật đám mây được quản lý chặt chẽ bao gồm ba thành phần chính: nhận thức về bảo mật (hiểu và biết các lỗ hổng của doanh nghiệp), ngăn ngừa rủi ro (quy trình, công cụ và phần mềm bảo mật mạng) và quản lý dữ liệu (các giao thức protocol liên quan đến truy cập, lưu trữ và truyền dữ liệu). 2. Giới hạn mật khẩu và tài khoản người dùng  Thực hiện, quản lý và kiểm soát các cấp độ truy cập. Bước đầu tiên khi thiết lập kế hoạch bảo mật cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp là kiểm soát quyền truy cập. Đảm bảo chỉ những nhân viên phù hợp mới có quyền truy cập vào các thông tin nhạy cảm. Mở quyền truy cập cho nhân viên làm việc trực tiếp với dữ liệu mật. Xem xét triển khai mô hình RBAC với các quyền theo vai trò để hạn chế quyền truy cập đối với người dùng được ủy quyền.  Sử dụng xác thực hai bước (MFA), trong đó mã xác minh được gửi đến điện thoại di động để tăng cấp độ của mật khẩu cho các ứng dụng và nền tảng được truy cập từ mạng công ty. Xác thực đa yếu tố nên được triển khai cho tất cả các tài nguyên của công ty bằng cách sử dụng Chính sách truy cập có điều kiện với các câu lệnh Nếu - Thì để có quyền truy cập.  Thay đổi mật khẩu định kỳ, do mật khẩu rất dễ bị đánh cắp, đó là lý do tại sao bắt buộc phải sử dụng các mật khẩu đa dạng và người dùng nên thay đổi chúng thường xuyên. Doanh nghiệp có thể xem xét triển khai các chiến lược được bảo mật bằng thuật toán mã hóa với công nghệ cryptography.  3. Loại bỏ dữ liệu cũ  Xác định dữ liệu cũ, đặc biệt là thông tin chứa dữ liệu cá nhân. Các tài khoản “ma” hoặc đã cũ không còn người dùng là điểm truy cập phổ biến của tin tặc vì chúng vẫn được cung cấp quyền truy cập vào hệ thống.  Xóa dữ liệu cũ sau thời gian lưu trữ. Ngoài việc dễ bị truy cập, các tài khoản cũ còn gây khó khăn trong việc nhận dạng và phát hiện vi phạm dữ liệu.  Tạo khoảng thời gian lưu trữ dữ liệu cố định. Theo một loạt quy định pháp lý, việc lưu trữ thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm quá thời hạn lưu giữ là vi phạm pháp luật.   Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sử dụng nhiều phương thức bảo mật và công nghệ mã hóa tiên tiến để dữ liệu của khách hàng được an toàn tuyệt đối, nhưng doanh nghiệp cần chủ động  đảm bảo tính bảo mật trong môi trường đám mây của mình. Điều này liên quan đến việc triển khai các biện pháp bảo mật nhiều tầng, kiểm tra bảo mật thường xuyên và đánh giá rủi ro, đồng thời đào tạo và nâng cao nhận thức của người dùng về các phương pháp bảo mật đám mây tốt nhất.  Bằng cách đưa các bước trên vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình, doanh nghiệp có thể tránh được 90% rủi ro mạng phổ biến nhất.  Theo Infopulse

Kubernetes là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của K8s

10:14 08/04/2024
Kubernetes là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của Kubernetes có gì đặc biệt? Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin giá trị về Kubernetes bằng việc giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Vậy nếu bạn nào đang có hứng thú tìm hiểu về Kubernetes thì hãy dành thời gian cùng theo dõi bài viết nhé. 1. Kubernetes là gì? Kubernetes là gì? Kubernetes hay còn được gọi với nhiều cái tên khác là K8S hay KUBE. Kubernetes là một nền tảng mã nguồn mở, khả chuyển. Nền tảng mã nguồn Kubernetes có thể giúp tự động hóa việc quản lý, mở rộng và triển khai ứng dụng dưới dạng Container. Kubernetes là một hệ sinh thái lớn và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Các dịch vụ, sự hỗ trợ và công cụ được tích hợp có sẵn rộng rãi.  [caption id="attachment_22892" align="aligncenter" width="771"] Kubernetes là gì?[/caption] Ngoài ra, Cluster Kubernetes còn có thể cho phép mở rộng các Host trên các Cloud ở nhiều vị trí. Cụ thể như mở rộng tại chỗ, Public, Private hay Hybrid. Do đó Kubernetes chính là một nền tảng lý tưởng để Host các ứng dụng Cloud – Native yêu cầu khả năng mở tộc với tốc độ nhanh nhất. Chẳng hạn như truyền dữ liệu dựa trên theo thời gian thực thông qua Apache Kafka. Kubernetes lúc đầu được phát triển và thiết kế bởi những kỹ sư tại nền thảng Google. Vì thế, Google chính là một trong những người đóng góp đầu tiên cho công nghệ container của Linux. K8S cũng chính là công nghệ đằng hỗ trợ sau các dịch vụ Cloud của Google. Sau một thời gian dài được xây dựng, Google đã tạo ra đến hơn 2 tỷ triển khai Container mỗi tuẩn. Tất cả mọi thành quả này đều được cung cấp bởi nền tảng nội bộ Borg – Tiền thân của Kubernetes.  2. Chức năng chính của Kubernetes Chức năng của Kubernetes là gì? Kubernetes là một nền tảng mã nguồn mở rộng đảm đương nhiều nhiều vụ quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý và phát triển các Container. Vì vậy các chức năng chính của Kubernetes khá đa dạng. Tuy nhiên những chức năng chính của Kubernetes có thể kể đến như: 2.1 Cân bằng tải Kubernetes quản lý rất nhiều Docker Host bằng cách tạo ra các Container Cluster. Tuy nhiên khi chạy một Container trên Kubernetes thì việc triển khai các phiên bản giống nhau sẽ diễn ra. K8S được sử dụng sẽ cung cấp chức năng cân băng tải tự động và tăng khả năng chịu lỗi. Ngoài ra, việc sở hữu chức năng cân bằng tải (load balancing) mà Kubernetes cũng có thể tự thực hiện autoscaling – Tự động tăng giảm số lượng Replicas. Điều này giúp việc triển khai được ổn định hơn. [caption id="attachment_22896" align="aligncenter" width="771"] Chức năng của Kubernetes có gì nổi bật?[/caption] 2.2 Điều chỉnh bộ nhớ Ngoài chức năng cân bằng tải thì Kubernetes còn có một chức năng khác vô cùng đáng chú ý đó là chức năng điều chỉnh bổ nhớ. Bởi vì K8S cho phép người dùng tự động Mount một hệ thống lưu trữ mà mình lựa chọn. Chẳng hạn như lựa chọn các hệ thống lưu trữ Local Storages, Public Cloud Providers,…một cách tự do mà không gặp phải trở ngại hay rào cản gì.  Với chức năng này, người dùng hoàn toàn có thể tự điều chỉnh bộ nhớ sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng mà mình cần. Vậy nên đây được xem là một trong những chức năng quan trọng của Kubernetes được đông đảo người dùng đánh giá cao khi sử dụng. 2.3 Tự động phát hành và thu hồi Kubernetes hỗ trợ người dùng thêm một chức năng vô cùng quan trọng khác đó là chức năng tự động phát và thu hồi. Có nghĩa người dùng có thể tiến hành mô tả trạng thái mong muốn cho các Container thông qua việc sử dụng K8S. K8S có thể giúp làm thay đổi trạng thái thực tế sang trạng thái mong muốn của người dùng với tần suất được kiểm soát.  Nói một cách dễ hiểu hơn, bạn có thể tự động hóa K8S để tạo mới các Container cho việc triển khai của bạn. Thực hiện xóa các Container hiện có và áp dụng tất cả các Resource của chúng cho Container mới được tạo nên mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào cho hệ thống.  [caption id="attachment_22900" align="aligncenter" width="771"] Kubernetes cung cấp chức năng tự động phát hành và thu hồi ưu việt[/caption] 2.4 Tự phục hồi Tự động phục hồi là một trong những chức năng chính tiếp theo của Kubernetes. Chức năng này hoạt động kích hoạt Kubernetes khởi động lại các Container bị lỗi, thay thế các Container, xóa các Container không phản hồi lại cấu hình Health Check Do người dùng xác định. Kubernetes sẽ ngăn chặn và không cho các Client biết đến các Container bị lỗi, bị thay thế, bị xóa cho đến khi chức năng chúng được phục hồi và sẵn sàng hoạt động. 2.5 Quản lý cấu hình Trong rất nhiều chức năng quan trọng của Kubernetes thì chức năng quản lý cấu hình được đánh giá có vai trò quan trọng nhất. Bởi vì khi Kubernetes cho phép người dùng thực hiện quá trình lưu trữ và quản lý các thông tin nhạy cảm thì bạn có thể triển khải, cập nhật lại Secret và cấu hình lại ứng dụng một cách hiệu quả.  Thông thường bạn phải cần Build lại các Container Image. Đồng thời bạn phải tiết lộ Secret trong cấu hình Stack của mình mới có thể thực hiện việc lưu trữ, quản lý thông tin Password, Oauth Token và SSH Key,…Những với tính năng quản lý cấu hình mà K8S cung cấp thì việc quản lý, lưu trữ thông tin nhạy cảm trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. [caption id="attachment_22904" align="aligncenter" width="771"] Kubernetes hỗ trợ tính năng tự động quản lý cấu hình linh hoạt[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: GDPR là gì? Tầm quan trọng của GDPR trong bảo vệ dữ liệu 3. Một vài khái niệm cơ bản liên quan đến Kubernetes Kubernetes sử dụng rất nhiều khái niệm chuyên ngành. Vì vậy để hiểu rõ về Kubernetes là gì thì việc nắm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến K8S là điều căn bản. Vậy K8S có những khái niệm cơ bản nào được sử dụng nhiều và cần phải nắm thì sau đây là câu trả lời. 3.1 Master Node Master Node trong Kubernetes là gì? Master Node trong Kubernetes được hiểu là server điều khiển các máy Worker chạy ứng dụng. Theo như thông tin cập nhật được thì Master Node trong K8S được phân chia thành 4 phần chính như sau: Kubernetes API Server: Đây là một trong những thành phần chính vô cùng quan trọng của Master Node. Thành phần này có nhiệm vụ giúp các thành phần khác liên lạc, nói chuyện với nhau. Các lập trình viên khi triển khai các ứng dụng sẽ gọi API Kubernetes API Server này. Vậy nên Kubernetes API Server mới được đánh giá là thành phần quan trọng của Master Node. Scheduler: Đây là thành phần lập lịch. Có nghĩa là thành phần này sẽ tiến hành lập lịch trình triển khai cho các ứng dụng. Các ứng dụng được đặt vào Worker nào để chạy,…thì thành phần Scheduler phải lên lịch cụ thể. Controller Manager: Thành phần này trong Master Node có nhiệm vụ quản lý các Worker. Đồng thời thành phần này cũng sẽ là thành phần chính thực hiện việc kiểm tra các Worker sống hay chết và đảm nhận luôn việc nhân bản ứng dụng. Etcd: Đây là thành phần cuối cùng cấu thành Master Node. Thành phần này là cơ sở dữ liệu của Kubernetes. Tất cả các thông tin của Kubernetes đều sẽ được lưu trữ cố định vào Etcd. [caption id="attachment_22908" align="aligncenter" width="771"] Hiểu đúng khái niệm Master Node trong Kubernetes là gì?[/caption] 3.2 Worker Node Worker Node trong Kubernetes là gì? Bạn có thể hiểu Worker Node trong Kubernetes chính là server chạy ứng dụng trên đó. Cũng giống như Master Node thì Worker Node trong Kubernetes cũng sở hữu nhiều thành phần quan trọng. Trong đó đáng chú ý nhất chính là 3 thành phần chính được liệt kê sau đây. Container Runtime: Đây là một trong những thành phần có vai trò giúp chạy các ứng dụng trong Kubernetes chạy dưới dạng Container. Thông thường người ta sẽ sử dụng Docker. Kubelet: Thành phần Kubelet là thành phần giao tiếp với Kubernetes API Server. Đồng thời Kubelet cũng là thành phần chính chịu trách nhiệm quản lý các Container trong Kubernetes. Kubernetes Service Proxy: Thành phần này có nhiệm vụ chính là đảm nhiệm công việc phân tải giữa các ứng dụng. 3.3 Kubectl Kubectl trong Kubernetes là gì? Kubectl là một trong những công cụ cấu hình dòng lệnh cho Kubernetes. Tool quản trị K8S, được cài đặt trên các máy trạm. Kubectl cho phép các lập trình viên đẩy các ứng dụng mô tả triển khai vào cụm Kubernetes. Đồng thời Kubectl cũng cho phép các quản trị viên có thể quản trị được các cụm Kubernetes.  [caption id="attachment_22912" align="aligncenter" width="771"] Kubectl hoạt động trong Kubernetes[/caption] 3.4 Pod Pod trong Kubernetes là gì? Pod là quan trọng nhất trên Kubernetes. Bởi vì bản thân Pod đã có thể chứa 1 hoặc rất nhiều Container khác nhau. Vì vậy có thể nói, Pod chính là nơi mà các ứng dụng hoàn toàn có thể chạy trong đó. Không chỉ vậy, Pod còn là các tiến trình nằm trên các Worker Node. Bản thân Pod đã có tài nguyên riêng về File System, CPU, RAM, Volumes, địa chỉ Network,… 3.5 Image Khái niệm Image trong Kubernetes là gì? Image trong Kubernetes là phần mềm chạy ứng dụng đã được gọi lại thành một chương trình để có thể chạy duwois dạng Container. Các Pod  trong Kubernetes sẽ tiến hành sử dụng các Image để chạy.  Thông thường các Image trong Kubernetes sẽ được quản lý ở một nơi lưu trữ tập trung. Ví dụ như bạn có Docker Hub là nơi chứa Image của nhiều ứng dụng phổ biến như: Nginx Mysql Wordpress …. 3.6 Deployment  Khái niệm cơ bản Deployment trong Kubernetes là gì? Deployment là khái niệm về cách thức giúp triển khai, cập nhật, quản trị các Pod trong Kubernetes. Với sự hiện diện của Deployment sẽ giúp người dùng triển khai, cập nhật và quản trịnh những Pod thông dụng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.  [caption id="attachment_22916" align="aligncenter" width="771"] Khái niệm cơ bản Deployment trong Kubernetes[/caption] 3.7 Replication Controller Replication Controller trong Kubernetes là gì? Replication Controller trong K8S có nhiệm vụ điều khiến việc nên có bao nhiêu bản sao giống nhau của một Pod khi chạy ở đâu đó trên Cluster. Nói một cách dễ hiểu hơn thì Replication Controller là thành phần quản trị bản sao của Pod. Thành phần này sẽ giúp nhân bản hay giảm số lượng Pod trong quá trình hoạt động. 3.8 Service Service là phần mạng của Kubernetes. Service trong Kubernetes giúp cho các Pod gọi nhau ổn định hơn. Hoặc giúp quá trình Load Balancing giữa nhiều bản sao của Pod. Các Kubernetes Service Proxies sẽ tự động nhận các yêu cầu dịch vụ tới Pod thích hợp. Bất kể nó di chuyển đến đâu trong cụm hoặc ngay cả khi nó được thay thế thì quá trình vẫn không bị gián đoạn. Từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng được ứng dụng. 3.9 Label Label trong Kubernetes là gì? Label ra đời đảm đương nhiệm vụ chính là phân loại và quản lý Pod. Đặc biệt Label sẽ giúp đánh nhãn các Pod thông qua Frontend, Backend trên nền Dev, QC, UAT, Production,…. [caption id="attachment_22920" align="aligncenter" width="771"] Khái niệm Label trong Kubernetes[/caption] 4. Trường hợp cần sử dụng chính Kubernetes Kubernetes ứng dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ giúp mang lại cho người dùng nhiều lợi ích tuyệt vời. Vì vậy mỗi người lựa chọn nền tảng mã nguồn này cần nắm rõ trường hợp nào cần sử dụng chính K8S. Theo thông tin cập nhật được, các trường hợp chính xác nhất cần sử dụng chính Kubernetes mới khả dụng gồm có: Trường hợp đầu tiên cần sử dụng Kubernetes chính là khi các doanh nghiệp lớn có nhu cầu thực sự cần phải Scaling hệ thống nhanh chóng. Trong khi đó quá trình thực hiện đã sử dụng Container (Docker). Trường hợp này nếu không sử dụng chính Kubernetes sẽ không thể nào đạt được kết quả như mong muốn. Trường hợp tiếp theo cần sử dụng Kubernetes là khi các dự án cần chạy lượng máy lớn. Các dự án chỉ cần chạy >= 5 Container cùng 1 loại cho 1 dịch vụ thì bắt buộc phải cần sự hỗ trợ của một nền tảng mã nguồn mở hiện đại như Kubernetes. Kubernetes còn thực sự cần thiết sử dụng khi các Startup tân tiến, chịu đầu tư vào công nghệ để dễ dàng auto Scale về sau. Nhiều trường hợp khác 5. Ưu điểm nổi bật của Kubernetes Những ưu điểm nổi bật của Kubernetes là gì? Thực tế, một nền tảng mã nguồn mở hiện đại, tân tiến như Kubernetes luôn sở hữu trong mình nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn nhiều nền tảng khác. Minh chứng rõ ràng nhất là nền tảng Kubernetes ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của các ứng dụng. Vì vậy nếu đề cập về ưu điểm của Kubernetes thì không thể bỏ qua những ưu điểm nổi bật sau đây. [caption id="attachment_22924" align="aligncenter" width="771"] Kubernetes sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời[/caption] 5.1 Cung cấp nền tảng để lên lịch và chạy các Containers Một trong những ưu điểm chính của việc sử dụng K8S chính là mang đến 1 nền tảng vững chắc để lên lịch và chạy các Containers. Đặc biệt Kubernetes cực kỳ cần thiết nếu bạn đang tối ưu App Dev cho Clous. Bởi vì nên tảng này sẽ cho phép người dùng lên lịch và chạy các Containers trên các Clusters của máy vật lý hoặc máy ảo.  Công nghệ Kubernetes sẽ giúp người dùng dễ dàng triển khai và hoạt động trên cơ sở hạ tầng Container – Based trong môi trường Sản xuất. Việc Kubernetes có khả năng tự động hóa các hoạt động vận hành sẽ giúp người dùng có thể thực hiện nhiều tác vụ đối với Container. Ưu điểm này không chỉ hỗ trợ người dùng hoạt động hữu ích đối với Container mà còn có thể làm việc trên nhiều nền tảng ứng dụng khác hoắc các hệ quản lý khác. Vì vậy với Kubernetes bạn hoàn toàn có thể thực hiện các nhiệm vụ sau: Điều hành, phân bố Container trên nhiều máy chủ Tận dụng phần cứ nhiều hơn để tối đa hóa tài nguyên cần thiết cho việc chạy các ứng dụng doanh nghiệp. Kiểm soát, tự động triển khai ứng dụng Cập nhật ứng dụng Gắn, bổ sung thêm bộ nhớ để chạy mướt các ứng dụng Stateful Mở rộng các ứng dụng chứa trong các Container Mở rộng tài nguyên của Container một cách nhanh chóng Health – Check và Self – Heal các ứng dụng bằng tính năng tự động phát hiện, sửa lỗi, dò tìm và mở rộng ….. >>> Có thể bạn quan tâm: Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services 5.2 Cung cấp không gian lưu trữ quy mô lớn Ưu điểm nổi bật của Kubernetes là gì? Kubernetes ngoài ưu điểm cung cấp nền tảng để lên lịch và chạy Container thì mã nguồn này còn mang đến nhiều ưu điểm khác cho người dùng. Ưu điểm tiếp theo mà Kubernetes mang lại chính là cung cấp không gian lưu trữ rộng lớn cho người dùng.  [caption id="attachment_22928" align="aligncenter" width="771"] Kubernetes cung cấp không gian lưu trữ rộng lớn[/caption] Sở dĩ Kubernetes được đánh giá cao ưu thế này là vì Kubernetes được thiết kế xây dựng mang đến nhiều không gian lưu trữ khác nhau. Người dùng khi sử dụng sẽ có nhiều tùy chọn lưu trữ để lựa chọn. Chẳng hạn như các tùy chọn lưu trữ SAN cục bộ hay lưu trữ vào không gian đám mây công cộng,… 5.3 Không bao giờ cạn Kubernetes cho dù thử nghiệm tại địa phương hay điều hành tại một doanh nghiệp toàn cầu thì tính linh hoạt của hệ thống sẽ phát triển tùy theo yêu cầu của người dùng. Kubernetes cung cấp nguồn tài nguyên vô tận để các ứng dụng của bạn có thể hoạt động một cách nhất quán và dễ dàng cho du nhu cầu của bạn có phức tạp đến đâu. [caption id="attachment_22932" align="aligncenter" width="771"] Kubernetes cho phép trải nghiệm thả ga[/caption] 5.4 Vận hành mọi nơi Kubernetes – Hệ thống mã nguồn mở sở hữu ưu điểm là cho phép người dùng tự do tận dụng cơ sở hạ tầng tại chỗ, lai. Ngoài ra, người dùng cũng có thể lựa chọn cơ sở hạ tầng điện toán đám mây để di chuyển khối lượng lớn công việc của mình đến những nơi quan trọng mà bạn mong muốn.  Kubernetes là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của Kubernetes có gì đặc biệt? Thông qua những thông tin chia sẻ trên chắc chắc các bạn đều đã tìm thấy được cho mình thông tin giải đáp chính xác cho những thắc mắc gặp phải. Nếu trong quá trình tìm hiểu bài viết bạn còn chưa hiểu nội dung nào hay muốn tìm kiếm thêm nhiều kiến thức khác thì có thể liên hệ FPT Cloud để tham khảo và được tư vấn đầy đủ hơn. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Cloud Server là gì? Dịch vụ thuê hệ thống máy chủ ảo tốc độ cao

09:53 08/04/2024
Cloud Server là gì - Cloud Server là một dịch vụ lưu trữ và quản lý máy chủ trên nền tảng đám mây (Cloud Computing). Thay vì phải sử dụng máy chủ vật lý, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ Cloud Server để lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu của mình thông qua internet. Cloud Server cho phép người dùng có thể tùy chỉnh các tài nguyên như bộ nhớ, băng thông và CPU để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Nó cũng có khả năng mở rộng, giúp người dùng dễ dàng tăng hoặc giảm số lượng tài nguyên cần thiết tùy theo nhu cầu kinh doanh. Với Cloud Server, người dùng không cần phải lo lắng về việc bảo trì và nâng cấp phần cứng, mà có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, dịch vụ này đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức vì tính tiện lợi và độ tin cậy cao của nó. Cloud Server là gì? Cloud Server là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống máy chủ đám mây. Mỗi máy chủ Cloud Server được xây dựng như một cơ sở hạ tầng ảo, thực hiện chức năng lưu trữ và xử lý thông tin. Về cơ bản, Cloud Server gần giống như may chu ao VPS. Tuy nhiên, Cloud Server ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tiên tiến Cloud Computing, dễ dàng nâng cấp tài nguyên, không cần thực hiện công tác bảo trì. [caption id="" align="aligncenter" width="771"] Cloud Server - thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống máy chủ đám mây[/caption]   Bảng giá cho thuê máy chủ ảo Cloud Server tại FPT Cloud Giá thuê Server còn tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp. Hiện nay, FPT Cloud là đơn vị hàng đầu trong mảng cho thuê Server Cloud với đa dạng gói dịch vụ, hỗ trợ nền tảng hạ tầng chuyên nghiệp. Để cập nhật giá dịch vụ, bạn có thể tham khảo chi tiết cho thuê Cloud Server. Với bảng giá công khai, dịch vụ hỗ trợ chu đáo, FPT Cloud chính là lựa chọn lý tưởng lý cho mọi cá nhân, doanh nghiệp cần thuê máy ảo.  [caption id="attachment_36213" align="aligncenter" width="800"] Bảng giá thuê cloud server cập nhật mới nhất 2023[/caption] Lợi ích thuê máy ảo Cloud Server của FPT Cloud FPT Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống Cloud Server của FPT sở hữu cấu hình mạnh mẽ, hỗ trợ đầy đủ trang quản trị riêng theo nhu cầu của từng khách hàng. [caption id="attachment_15514" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam[/caption] Hệ thống máy chủ ảo mạnh mẽ  Hiện nay, FPT Cloud Server đang cung cấp dịch Cloud tích hợp nền tảng ảo hóa tiên tiến Open Stack. Cùng với đó hạ tầng lưu trữ phân tán gồm 6 ổ cứng 100% SSD đảm bảo hiệu suất hoạt động cao, hoạt động ổn định. Cam kết dịch vụ rõ ràng  Mỗi máy chủ ảo Cloud Server có khả năng mở rộng linh hoạt, cung cấp băng thông lớn, tốc độ đường ổn định. FPT Cloud đảm bảo chất lượng dịch vụ SLA 99.99%, tiết giảm chi phí cho phía doanh nghiệp. Dịch vụ đa dạng FPT Cloud hiện cung cấp 3 gói dịch vụ thuê máy chủ ảo Cloud Server. Chúng là giải pháp hoàn hảo để doanh nghiệp nâng cấp hiệu suất hoạt động, tối ưu hóa kho lưu trữ Gói Cloud Server Starter: tối ưu về mặt chi phí và đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp khi chuyển lên sử dụng dịch vụ trên Cloud  Gói Cloud Server Standard: mang đến máy chủ ảo với hiệu suất cao hơn đáp ứng vận hành hệ thống lớn, đồng thời hỗ trợ lưu trữ dữ liệu với dịch vụ Backup dữ liệu Gói Cloud Server High-performance: là gói sản phẩm cao cấp nhất của FPT Cloud Server, đáp ứng dành cho những nhu cầu phức tạp như Machine Learning, AI Khuyến mãi hấp dẫn  FPT Cloud hiện áp dụng khá nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Một số gói dịch vụ tại đây đang giảm giá cực sâu. Với khách hàng đăng ký lần đầu, FPT còn áp dụng vô số khuyến mãi khủng. Giảm ngay 50% cho khách hàng mới đăng ký dịch vụ FPT Cloud Server. Tặng thêm lên đến 2 tháng miễn phí dịch vụ FPT Cloud Server  Tính năng của Cloud Server Công nghệ Cloud Computing đã tạo ra bước đột phá trong lưu trữ, xử lý dữ liệu và ứng dụng. Giờ đây, doanh nghiệp có thể quản lý một cách dễ dàng hơn, thuận lợi triển khai các dự án. Quản lý dễ dàng: Máy chủ ảo đám mây cung cấp đến người dùng giao diện quản lý với đầy đủ mọi tính năng tích hợp ngay trên trình duyệt. Theo đó, người dùng luôn có toàn quyền trong việc kiểm soát tài nguyên, thiết lập server và hàng loạt tiện ích khác. Truy cập từ xa hiệu quả: Sau khi thuê Server ảo, người dùng có thể dễ dàng truy cập, quản lý kho dữ liệu từ xa. Việc truy cập khá dễ khi chỉ cần một thiết bị có kết nối Internet như smartphone, PC, laptop. Tính sẵn sàng cao: Máy chủ ảo Cloud Server có khả năng tự động theo dõi trạng thái của hệ thống Server. Trong trường hợp một Server bất kỳ trong hệ thống bị trục trặc, toàn bộ dữ liệu trong Server đó sẽ lập tức được chuyển đến khu lưu trữ tài nguyên nhàn rỗi trong mạng lưới Cloud. Khả năng mở rộng, nâng cấp dễ dàng: Trường hợp muốn bổ sung thêm tài nguyên phục vụ một tội dự án nào đó, người dùng không nhất thiết phải thuê thêm máy chủ mới. Bởi Cloud Server có thể tự nâng cấp hệ thống Server đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của người dùng. Cấu hình cao và tính chuyên dụng: Mỗi Cloud Server đều sở hữu mạng lưới Server có tính chuyên dụng cao. Phần lớn chúng đều đến từ những thương hiệu danh tiếng như Dell, IBM, SuperMicro,.. Cùng với đó là cầu hình và cơ sở network mạnh mẽ. Có hệ điều hành riêng: Tùy theo mục đích triển khai, người dùng có thể thiết lập cài đặt hệ điều hành riêng. Chẳng hạn như Fedora, Linux CentOS,.. Hoặc hệ điều hành công khai bất kỳ. Trong quá trình tìm thuê máy chủ ảo, bạn nên cân nhắc lựa chọn đơn vị cho thuê uy tín. Bảo mật nâng cao: Cloud Server ứng dụng nhiều lớp bảo mật. Nhờ đó, dữ liệu luôn được lưu trữ an toàn. Đầu ra và đầu vào của dữ liệu được kiểm soát một cách chặt chẽ, rất khó để hacker xâm nhập. Sao lưu dữ liệu: Mỗi máy chủ ảo thường sao lưu theo dạng snapshot. Nhờ vậy, người dùng hoàn toàn không cần lo lắng dữ liệu bị một bên nào đó xâm nhập trái phép. Sử dụng linh hoạt: Công nghệ Cloud Computing hay Cloud Compute giúp công việc lưu trữ dữ liệu trở nên đơn giản, linh hoạt hơn. Người dùng luôn dễ dàng truy cập, kiểm soát kho dữ liệu thông nhiều thiết bị, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tài nguyên thực: Đặc tính kỹ thuật của Red Cloud Server hỗ trợ quản lý ảo hóa các tài nguyên thực. Trong đó, những tài nguyên đó đều đã được cam kết trong hợp đồng cho thuê máy chủ ảo của mỗi khách hàng. [caption id="attachment_15502" align="aligncenter" width="800"] Mỗi Cloud Server đều sở hữu mạng lưới Server có tính chuyên dụng cao[/caption] Phân loại Cloud Server Dựa vào tính chất, mục đích sử dụng, máy chủ ảo Cloud Server sẽ phân loại thành 3 nhóm cơ bản. Bao gồm Public Cloud Server, Private Cloud Server và Cloud Server chuyên dụng. Từng dạng Server lại mang đặc tính riêng. Public Cloud Server Đây là loại máy chủ ảo được hỗ trợ Public Cloud Host trên chính hạ tầng máy ảo của nhà cung cấp. Tiếp đó, nhà cung cấp dịch vụ thuê Cloud Server lại cung cấp cho người dùng giao diện web hoặc trình điều khiển bảng chuyên dụng. [caption id="attachment_15506" align="aligncenter" width="800"] Mô tả hoạt động máy chủ ảo Public Cloud Server[/caption] Public Cloud Server hiện là loại máy chủ ảo phổ biến nhất, được cung cấp bởi nhiều hãng công nghệ lớn.  Private Cloud Server Private Cloud Server gần tương tự như một phiên bản máy tính trong hệ thống Private Cloud cục bộ. Trong tình huống này, người dùng có thể lựa chọn phân phối máy chủ đến người dùng khác trong cùng hệ thống. Có nghĩa bạn có quyền cấp quyền truy cập cho một ai đó trong mạng bạn hoặc ngoài mạng internet. [caption id="attachment_15510" align="aligncenter" width="800"] Private Cloud Server hoạt động trong môi trường hạ tầng riêng của từng tổ chức[/caption] Sự khác biệt lớn nhất giữa máy ảo Public và máy ảo Private là Private Cloud Server hoạt động trong môi trường hạ tầng riêng của từng tổ chức. Trong khi đó Public Cloud Server lại nhận quyền sở hữu và được vận hành bởi bên ngoài tổ chức. Cloud Server chuyên dụng Đây có thể là dạng máy ảo vật lý. Chúng thuộc loại máy ảo chuyên dụng, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu triển khai lớp mạng ảo hóa. Quá trình triển khai này cần thiết để điều chỉnh hoạt động, tăng cường lớp bảo mật của máy chủ. Hệ thống Cloud Server này có khả năng tinh chỉnh một lượng lớn tài nguyên. Người dùng có quyền lựa chọn phiên bản phù hợp với mục đích sử dụng. Các thông số cần nắm khi thuê máy ảo Cloud Server Trước khi thuê máy chủ Cloud, bạn cần tìm hiểu một vài thông số quan trọng quyết định đến khả năng hoạt động của Cloud Server. Chẳng hạn như CPU, RAM, Storage, Uptime, hỗ trợ kỹ thuật. CPU Đây là thông số quan trọng nhất, bạn cần nắm rõ khi chọn thue may chu ao. CPU cho biết khả năng xử lý của máy chủ với đơn vị đặc trưng Hz. Cùng với đó là bộ nhớ đệm cache, số luồng threads. [caption id="attachment_15522" align="aligncenter" width="800"] CPU cho biết khả năng xử lý của máy chủ ảo Cloud Server[/caption]   Dựa những thông số trên, người dùng có thể xác định khả năng hoạt động ổn định của máy chủ, tốc độ xử lý. Bộ nhớ đệm cache tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. RAM Thông thường RAM càng cao thì máy chủ lại càng xử lý được nhiều tác vụ. Phần lớn RAM đều tương tự nhau. Tuy nhiên, RAM 4 sẽ sở hữu tốc độ cao hơn so với RAM 3. Thực tế, khả năng xử lý của RAM ảo vẫn yếu thế hơn so với RAM thật. [caption id="attachment_15526" align="aligncenter" width="800"] RAM càng cao thì máy chủ lại càng xử lý được nhiều tác vụ[/caption] Dung lượng RAM lớn cho biết máy chủ đủ sức chạy cùng lúc số lượng lớn tác vụ. Nếu cần quản lý nhiều ứng dụng, lưu trữ kho dữ liệu lớn, bạn nên chọn máy ảo có RAM cao một chút. Storage - Bộ nhớ Tốc độ xử lý của Server phụ thuộc rất lớn vào bộ nhớ Storage. Khi nghiên cứu Storage, bạn cần xem đến dung lượng và từng loại Storage. Trong đó, dung lượng Storage sẽ quyết định đến khả năng vận hành của máy chủ ảo. [caption id="attachment_15530" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ xử lý của Server phụ thuộc rất lớn vào bộ nhớ Storage[/caption] Nếu xét về mặt phân loại, Storage hiện gồm 2 loại chính, bao gồm HDD và SSD. Nếu chỉ có nhu cầu sử dụng các chức năng cơ bản như đọc, ghi, bạn nên chọn SSD. Một máy trang bị toàn phần bằng loại ổ cứng SSD, tốc độ xử lý có thể nhanh hơn từ 3 - 4 lần so với loại ổ cứng HDD. Đặc biệt trên cùng một máy ảo Cloud Storage, người dùng luôn có 2 lựa chọn phân vùng. Cụ thể như: Hot Storage với IOPS có thể đạt 50.000 IOPS, tốc độ xử lý cực nhanh. Warm Storage với IOPS có thể đạt 20.000 IOPS, thích hợp xử lý phần ứng dụng. Uptime - Thời gian hoạt động Uptime quyết định đến khả năng hoạt động ổn định của máy chủ trong toàn bộ thời gian vận hành. Trong đó, Update trên mỗi Cloud Server thường bị chi phối bởi 3 yếu tố, bao gồm: Thời gian hoạt động của hệ thống vật lý. Thời gian hoạt động của các giải pháp. Thời gian xử lý của data Center. Thông thường nếu 3 yếu tố trên không xung đột, update ở mức 99.95% đã được coi là khá lý tưởng. Còn mức uptime 99.99% cho biết người dùng chưa xét đến thời gian hoạt động của Data Center. Hỗ trợ kỹ thuật Không có gì đảm bảo hệ thống máy chủ ảo Cloud Server có thể hoạt động ổn định trong toàn bộ thời gian vận hành. Trường hợp gặp phải sự cố, người dùng sẽ cần đến sự hỗ trợ của đơn vị cho thue may chu ao. [caption id="attachment_15534" align="aligncenter" width="800"] Bạn hãy lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Server hỗ trợ kỹ thuật tốt[/caption] Trong quá trình tìm thuê Cloud, bạn nên ưu tiên chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín như FPT Cloud. Bảng giá thuê Cloud Server tại FPT Cloud luôn công khai đến mọi khách hàng, chương trình khuyến mãi triển khai thường xuyên, các gói dịch vụ đa dạng. Bên cạnh giá cả, bạn cũng nên tìm hiểu thêm khả năng nâng cấp dịch vụ, chế độ hậu mãi. Dịch vụ Cloud Server FPT hiện hoàn toàn đáp ứng tốt những yêu cầu này. Mô hình công nghệ sử dụng triển khai Cloud Server [caption id="attachment_15540" align="aligncenter" width="800"] Hình ảnh mô tả mô hình LAAS[/caption] Công nghệ điện toán đám mây hiện nay đều tập trung phát triển theo mô hình LAAS. Trong mô hình này luôn có Data Center Infrastructure, Equipment, Virtualization và System Engineers. Nói chung, mỗi đám mây cần có sự phối hợp ăn ý của nhiều công nghệ ảo hóa. Ảo hóa máy chủ vật lý: Để triển khai một Cloud, trước tiên bạn cần ảo hóa hệ thống máy chủ vật lý. Ảo hóa hệ điều hành vào phần cứng là 2 giải pháp bạn có thể lựa chọn. Hiểu đơn giản thì đây chính là ảo hóa phần cứng và ảo hóa phần mềm. Triển khai đám mây: Sau giai đoạn ảo hóa máy chủ vật lý, bạn bắt đầu triển khai đám mây. Quá trình này cần đến sự hỗ trợ của công nghệ điện toán đám mây để đồng bộ chức năng và tăng cường bảo mật. Vận hành và quản lý đám mây: Ở giai đoạn này, bạn cần triển khai khởi tạo. Tiếp đến là phân phát, phân tán, sao chép, lưu trữ, dịch chuyển và phục hồi tài nguyên theo dạng Cloud Server. Từng đơn vị cung cấp lại ứng dụng công nghệ riêng. Những phần mềm sử dụng triển khai Cloud Server [caption id="attachment_15544" align="aligncenter" width="800"] Open Stack - phát triển bởi cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA và Rackspace[/caption] Phần mềm triển khai Cloud Server thuộc dạng trả phí hoặc không trả phí. Tuy nhiên dù triển khai theo dạng nào, chúng vẫn đều giúp ích doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, tiết kiệm chi phí hoạt động. Open Stack: Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí xây dựng trên mã nguồn mở phát triển bởi cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA và Rackspace. Phần mềm này hỗ trợ công nghệ Ảo Hóa dựa trên hệ thống phần cứng VMware vSphere: Phần mềm hỗ trợ triển khai mô hình LAAS cho các doanh nghiệp. Thế nhưng nếu xét về mặt kinh tế, đây không phải là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp bởi nó vẫn còn khá đắt đỏ. Virtuozzo: Một cái pháp ảo hóa thực hiện ngay trên hệ điều hành Docker và Linux Container. Nó chiếm rất ít tài nguyên máy chủ, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Một số phần mềm khác: Bên cạnh 3 phần mềm kể trên thì vẫn còn khá nhiều phần mềm khác hỗ trợ triển khai Cloud Server. Chẳng hạn như phần mềm OpenNebula, OnApp, OpenShift,.. Các yêu cầu khi triển khai Cloud Server từ Server vật lý Muốn triển khai một hệ thống máy chủ ảo đám mây, mỗi cá nhân hay chủ doanh nghiệp đều cần đảm bảo công tác chuẩn bị cơ bản. Bao gồm một số công việc như: Có ít nhất từ 2 máy chủ vật lý và ổ cứng mạng trở lên. Trang bị thiết bị mạng Network Hardware phục vụ kết nối từ máy chủ với ổ cứng, hệ thống mạng internet công cộng. Xây dựng đội ngũ kỹ, kỹ thuật viên lành nghề về am hiểu về cách quản lý và vận hành mạng Cloud Server. Hoàn thành quy trình triển khai công nghệ ảo hóa máy chủ. Chẳng hạn như ảo hóa KMV theo công nghệ của Google. Quá trình Setup Cloud Server cần phải có chi phí đầu tư cho mặt công nghệ, hệ thống phần cứng và đội ngũ con người vận hành. Do đó nếu chưa đủ tiềm lực tài chính đội ngũ nhân viên chuyên môn, doanh nghiệp bạn nên lựa chọn thuê Cloud Server FPT. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý giá rẻ chất lượng  Phân biệt giữa Cloud Server và Cloud Hosting Cloud Hosting thiết kế như một gói dịch vụ cho Web Hosting, hỗ trợ nhiều website cùng hoạt động trong một Server có kết nối internet. Nếu so sánh với Cloud Server, Cloud Hosting dường như yếu hơn về tính linh hoạt, khả năng mở rộng. Tiêu chí so sánh  Cloud Server  Hosting Server  Cách thức hoạt động  Hoạt động trên nền tảng đã trải qua ảo hóa  Hoạt động trên nền tảng máy chủ  Tính linh hoạt  Dễ dàng điều chỉnh cấu hình, tùy chọn thêm bớt tài nguyên  Bị phụ thuộc vào máy chủ nên rất khó điều chỉnh  Khả năng mở rộng  Hỗ trợ mở rộng không giới hạn  Bị giới hạn trong việc mở rộng, đặc biệt là khi có site lớn hoạt động  Khả năng quản lý  Cho phép người dùng quản lý ở bất kỳ đâu, trên nhiều thiết bị  Quản lý thông qua Hosting Panel  Tính ổn định  Hoạt động ổn định, khi một Server gặp lỗi thì toàn bộ dữ liệu sẽ chuyển qua khu vực lưu trữ khác  Khi máy chủ trục trặc, dữ liệu lưu trữ có thể bị ảnh hưởng  Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Cloud Server Trong phần cuối của bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi liên quan đến dịch vụ cho thuê máy chủ ảo Cloud Server. Phần giải đáp sau đây chắc chắn rất hữu ích với những ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server. [caption id="attachment_15556" align="aligncenter" width="800"] Giá mỗi gói dịch vụ Cloud Server phụ thuộc vào từng đơn vị cung cấp[/caption] Sử dụng 1 gói cloud server có thể host bao nhiêu website? Giá mỗi gói dịch vụ Cloud Server còn tùy thuộc vào dung lượng Cloud Storage, số RAM, CPU. Chẳng hạn như với một dịch vụ 40GB Cloud Storage, RAM 2GB, CPU 2 Core, giá chỉ từ 599.000đ/tháng. Ngoài mỗi đơn vị cung cấp lại áp dụng một bảng giá riêng. Cloud Server hỗ trợ trên những hệ điều hành nào? Hiện nay, Cloud Server hỗ trợ khá nhiều hệ điều hành. Trong đó phổ biến nhất phải kể  đến hệ điều hành Windows, Linux, Ubuntu, Fedora, Debian,.. Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo Cloud Server của FPT Cloud có tốt không? Dịch vụ Cloud Server của FPT Cloud đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng. FPT tự tin với nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung cấp đa dạng dịch vụ, giá cả cạnh tranh, hỗ trợ chu đáo. Khi có nhu cầu sử dụng Cloud Unifi FPT hay bất kỳ dịch vụ FPT Cloud Server nào khác, bạn hãy tin tưởng lựa chọn FPT Cloud. Cloud Server là giải pháp hoàn hảo để mỗi cá nhân, doanh nghiệp cải thiện công việc quản lý, lưu trữ. FPT Cloud tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam. Vậy muốn tìm hiểu, nhận tư vấn vấn và đặt dịch máy chủ ảo, bạn hãy tin tưởng chọn lựa FPT Cloud. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399